HỒ SƠ VISA MALAYSIA
Người Việt Nam được miễn visa khi nhập cảnh vào Malaysia trong vòng 30 ngày với các mục đích đi du lịch, thăm thân nhân, công tác, tham dự hội thảo, thông tấn báo chí,… Sau đây là chi tiết về hồ sơ visa Malaysia cho người Việt Nam khi đi công tác đến Malaysia và có nhu cầu lưu trú lại hơn 30 ngày và hồ sơ visa Myanmar cho người nước ngoài có quốc tịch không được miễn visa Malaysia.
Hồ sơ visa Malaysia công tác cho người Trung Quốc
– Hộ chiếu (bản gốc)
– 2 hình 3×5 (nền xanh)
– Giấy xác nhận công việc tại Việt Nam
– Visa Việt Nam phải có visa thương mại và có gia trị nhiều lần
Xin khẩn 3 ngày làm việc
Hồ sơ visa Malaysia công tác cho người Ấn Độ
– Hộ chiếu (bản gốc)
– Giấy khai sinh (bản sao)
– 2 hình 3×5 (nền xanh)
– Giấy xác nhận công việc tại Việt Nam.
Hồ sơ visa Malaysia công tác cho người Pakistan
– Hộ chiếu (bản gốc)
– 2 hình 3×5 (nền xanh)
– Giấy xác nhận công việc tại Việt Nam
– Visa Việt Nam phải có visa thương mại và có gia trị nhiều lần
Xin khẩn 3 ngày làm việc
Visa Malay Thăm Thân
+ Hộ chiếu gốc + 04 hình 4 x6 nền xanh
+ Giấy phép nhập cảnh do sở di trú Malay cấp ( người nhà liên hệ sở di trú malay xin)
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người mời và người được mời
+ Mặt hộ chiếu người mời, giấy tờ chứng minh người mời đang làm việc ở Malay,
+ Và một số giấy tờ liên quan
– Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc
– Tổng phí: call
THÔNG TIN VỀ NƯỚC MALAYSIA
1. Yêu cầu ăn mặc:
Áo quần gọn nhẹ, thoải mái được xem là thích hợp với tất cả các mùa trong năm ở Malaysia. Để tránh gây phản cảm đối với người dân, khách du lịch nữ nên mặc những bộ quần áo có thể che phủ được cả chân và bắp tay. Phải nên chú ý rằng áo quần ngắn không được người dân ưa chuộng khi ra đường, trừ trường hợp ở ngoài biển. Quần dài sẽ tạo được ấn tượng tốt. Do trời hay mưa và thời tiết thất thường ở Mã Lai, khách du lịch nên mang theo dùng
2. Điện: 220-240 volts AC, 50Hz. Lỗ cắm 3 chấu thường được sử dụng nhiều.
3. Tục lệ xã hội
Tục lệ xã hội ở Mã Lai bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo và văn hóa với nhiều quy tắc ứng xử khác nhau giữa đạo Hồi Mã Lai, đạo Hindu Ấn Độ và những người theo đạo Trung Quốc. Từ chào trong tiếng Bahasa Melayu là “selamat”, nhưng người Mã Lai thường hay sử dụng cụm từ Ả Rập “assalamualaikum”, nghĩa là “Hòa Bình luôn bên bạn” để chào hỏi với nhau. Tên gọi chuẩn cho một người đàn ông Mã Lai là Enrik (đọc theo tiếng anh là Enchik), nhưng tên gọi này không cần thiết phải đính liền với tên người đàn ông, người phụ nữ Mã Lai chưa chồng thường được gọi là Cik (tiếng anh đọc là Che) và người phụ nữ đã có chồng được gọi là Puan.
Đặt tay lên ngực là dấu hiệu của sự tôn trọng, và một cái chạm nhẹ với một cổ tay thả lỏng thường được chấp nhận khi bắt tay với nhau. Người Trung Quốc và người Ấn Độ thích được gọi tên theo kiểu phương tây. Người dân thường thể hiện lòng hiếu khách của họ và thể hiện một cách tự do. Khi ăn mà có sử dụng tay, chỉ được sử dụng tay phải. Khách du lịch nên tôn trọng niềm tin tôn giáo và phải theo những gì người Mã Lai làm, đặc biệt là phải ăn mặc theo họ. Giày dép bắt buộc phải để bên ngoài khi vào nhà người dân hay chùa chiềng. Ra khỏi nơi làm việc, người dân thường hay mặc đồ bình thường như không quá thoải mái.
4. Ngôn Ngữ
Bahasa Melayu là ngôn ngữ chính thức ở Mã lai nhưng Tiếng Anh thường được sử dụng rộng rãi hơn. Ngôn ngữ khác như tiếng Trung (tiếng Quảng Đông và tiếng Phúc Kiến), tiếng iban và tamin chỉ có một vài nhóm nhỏ sử dụng.
5. Giờ mở cửa
Tất cả các giờ trong ngày, nhưng những cửa hàng lớn, và các trung tâm thương mại thường mở cửa vào lúc 10h đến 22h trong ngày.
6. Thanh toán:
Các cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng MasterCard, Visa và American Express. Diners Club thường được chấp nhận ở các cửa hàng lớn hay những trung tâm thương mại hoặc những khách sạn, nhà hàng hạng sang. Thẻ tín dụng không thường được sử dụng ở ngoại ô – Khách du lịch nên mang theo tiền mặt hoặc séc để tiện sử dụng khi cần thiết.
7. Séc của khách du lịch
Được chấp nhận ở các ngân hàng, khách sạn hay những trung tâm thương mại. Hầu hết các dạng séc của khách du lịch đều được chấp nhận nhưng khách du lịch được khuyến khích mang theo séc của Bảng Anh, Đô la Mỹ hay Đô la Úc.
8. Tỷ giá hối đoái:
AUD 1 = MYR 2.79
EUR 1 = MYR 4.36
GBP 1 = MYR 5.18
USD 1 = MYR 3.28
9. Đặc sản Mã Lai:
Nasi Lemak (Cơm hấp với nước dừa, ăn với cá trổng, tương ớt sambal, đậu và trứng) là món ăn dân tộc, thường được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Mã Lai.
Char Kway Teow (Mỳ xào với thịt hoặc cá) là món ăn nhanh phổ biến và rẻ.
Nasi goring (Cơm chiên kiểu Mã lai) là một món ăn ưa thích thường được bán tại các quầy trên đường hoặc chợ đêm. Đây là món ăn đem về thích hợp cho các chuyến đi di chuyển dài bằng xe buýt.
Roti Canai (bánh mỳ nướng được quét với sốt cà ri) là món ăn vặt ngon và rẻ phổ biến ở Mã Lai, thích hợp hơn khi dùng chung với trà teh tarik.
Rendang daging (thịt bò chín tái được ướp nấu với sả và dừa) là món ngon, đậm đà, thường được phục vụ trong những lễ hội.
10. Tiền típ: Hóa đơn bao kèm 10% phí dịch vụ và 5% thuế và được tính luôn vào giá trong thực đơn.
11. Thực phẩm – thức uống
Thực phẩm luôn là một trong những điểm nhấn khi đi du lịch Mã Lai nhưng tiêu chuẩn về vệ sinh vẫn còn được ít quan tâm. Bạn có thể an tâm thưởng thức những món ăn trong nhà hàng, quầy trên đường hay trong chợ đêm vì thực phẩm thường được chế biến trong nhà. Chỉ ăn những thực phẩm được chế biết kĩ và tránh những nơi phơi thực phẩm ra ngoài trời. Tránh ăn kem hay những thực phẩm sữa chưa được diệt khuẩn khác bởi vì đó có thể là những thực phẩm đã bị rã đông và làm đông lại. Vòi nước ở những thành phố lớn an toàn nhưng hầu hết tất cả mọi người đều uống nước chai. Còn ở những nơi khác, nguồn nước có thể bị nhiễm độc – các bạn nên uống những nước được đun sôi hoặc được khử trùng. Hãy đề phòng với nước đá, vì những loại nước đá này có thể được lấy từ những nguồn nước bị ô nhiễm. Sữa chưa được diệt khuẩn có thể được đun sôi – Sữa được dùng trong trà phải được đun sôi hoặc xử lý.